Thông tin chung
VỊT ĐẦU ĐEN là Chim tên la tin là Aythya baeri thuộc họ Vịt Anatidae bộ Ngỗng Anseriformes
- Tên Việt Nam: VỊT ĐẦU ĐEN
- Tên Latin: Aythya baeri
- Họ: Vịt Anatidae
- Bộ: Ngỗng Anseriformes
- Lớp (nhóm): Chim
Hình ảnh

Đặc điểm
Mùa hè: Con đực trưởng thành có màu đen ánh lục ở đầu và cổ. Chim cái có màu nâu đen ở đầu và cổ. Mắt trắng hoặc vàng nhạt, mỏ màu xám chì, gốc chóp mỏ nâu thẫm hoặc đen. Chân màu xám vàng hoặc màu chì.
Đặc tính
Vùng sống thích hợp là các vùng ngập triều, các hồ trong đất liền và các đầm lầy. Làm tổ trong các bụi cỏ thuỷ sinh ven bờ.
Phân bố
Trong nước: Đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương, Hà Tây (hồ Suối Hai). Thế giới: Lưu vực sông A Mua, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Ấn Độ, Mianma.
Giá trị
Là nguồn gen quý hiếm có giá trị khoa học cao
Tình trạng
Số lượng bị giảm sút nghiêm trọng, mùa đông năm 1992 quan sát thấy 2 cá thể của loài này kiếm ăn lẫn với một đàn Mòng két và Vịt đầu vàng ở hồ Suối Hai (Hà Tây). Tháng 12/1996 quan sát được 6 con ở Vườn quốc Gia Xuân Thủy và ngày 8/2/2000 còn tìm thấy ở khu vực ngoài ranh giới Vườn quốc gia Cúc Phương. Vịt đầu đen bị suy giảm do nguyên nhân chính là các vùng đất ngập nước là nơi kiếm ăn bị ô nhiễm và bị nhiễu loạn nặng nề do các hoạt động kinh tế của con người.
Phân hạng
DD
Biện pháp bảo vệ
Nghiêm cấm tuyệt đối săn bắt các loài chim di cư ở các địa phương ven bờ biển đồng bằng sông Hồng, quản lý và sử dụng hợp lý các đầm hồ lớn trong nội địa, vào mùa đông loài này di cư về nước ta như hồ Suối Hai (Hà Tây). Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc R (hiếm).
Tài liệu tham khảo
Sách đỏ Việt Nam – phần động vật – trang 31.