Thông tin chung
VỌOC ĐẦU TRẮNG CÁT BÀ là Thú tên la tin là Trachypithecus poliocephalus thuộc họ Khỉ Cercopithecidae bộ Linh trưởng Primates
- Tên Việt Nam: VỌOC ĐẦU TRẮNG CÁT BÀ
- Tên Latin: Trachypithecus poliocephalus
- Họ: Khỉ Cercopithecidae
- Bộ: Linh trưởng Primates
- Lớp (nhóm): Thú
Hình ảnh

Đặc điểm
Bộ lông dày, sợi lông hơi thô cứng. Con trưởng thành có đầu, vai màu trắng vàng. Vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông màu vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Con non mới sinh có lông màu vàng nhạt.
Đặc tính
Voọc đầu trắng sống ở rừng trên núi đá, giống Voọc má trắng. Voọc đầu trắng sống đàn số con trong đàn biến đổi từ 5 đến 15 con, trung bình 9,36 con và tỷ lệ đực/cái từ 1/1,5 đến1/2 (Nguyễn Phiên Ngung, 1997). Nadler, T và Hà Thăng Long, 2000 cho biết số lượng con trung bình của một đàn Voọc đầu trắng biến đổi từ 5,6 đến 6,7 con. Voọc đầu trắng ngủ trên vách đá vào mùa nóng và trong hang vào mùa lạnh. Chúng thường cHọ:n những vách đã dựng đứng, có nhiều hang nhỏ để làm nơi ngủ. Voọc đầu trắng kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều. Cường độ kiếm ăn mạnh vào đầu buổi sáng và giảm dần vào lúc 9 đến 10 giờ. Trưa nghỉ. Hoạt động thầm lặng, di chuyển nhẹ nhàng cả trên cây lẫn mặt đất. Thức ăn là lá, quả cây rừng, không ăn động vật. Bước đầu đã ghi nhận được Voọc đầu trắng ăn 74 loài thực vật thuộc 31 Họ:, trong đó có 54 loài được Voọc sử dụng lá chồi non, 34 loài được ăn quả. Chưa gặp chúng ăn củ loài nào. Chưa có nghiên cứu về sinh sản của Voọc đầu trắng. Quan sát các đàn Voọc đầu trắng qua nhiều năm ở đảo Cát Bà cho thấy chúng có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng10. Mỗi lứa đẻ một con. Con mới sinh có màu vàng.
Phân bố
Trong nước:Hải Phòng (Vườn quốc gia Cát Bà) . Thế giới: Chỉ có ở Việt Nam
Giá trị
Voọc đầu trắng là nguồn gen đặc hữu quý hiếm. Dân địa phương săn bắn Voọc để lấy thịt làm thực phẩm, xương nấu cao.
Tình trạng
Số lượng Voọc đầu trắng hiện còn khoảng 104 – 135 cá thể (Nadler và Hà Thăng Long, 2000), do số lượng ít, vùng phân bố hẹp, áp lực săn bắn vẫn chưa được chấm dứt nên phân loài này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Phân hạng
CR A1c,d C1+2b.
Biện pháp bảo vệ
Hội nghị linh trưởng tháng 10/1998 ở Hà Nội, IUCN (2000) xếp loài này vào nhóm rất nguy cấp (CR). Phụ lục II CITES. Quyết định 194-CT (1986) về Quy định các khu rừng cấm; Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), nhóm IB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đã được bảo vệ ở Vườn Quốc gia Cát Bà. Cần tăng cường công tác quản lý bằng mọi hình thức và giải pháp.
Tài liệu tham khảo
Sách đỏ Việt Nam – phần động vật – trang 31.