Vai trò của việc bón phân vô cơ cho hồ tiêu
Phân vô cơ thường được bà con nông dân sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, các nhân tố vi lượng, đa lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất cho cây trồng. Ở cây hồ tiêu, việc bón phân vô cơ với liều lượng hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của hồ tiêu sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chọi lại các nhân tố gây hại, giúp bà con nâng cao năng suất cũng như chất lượng thu hoạch quả hồ tiêu.
Các loại phân bón vô cơ nên dùng cho cây hồ tiêu
Mỗi giai đoạn phát triển của cây hồ tiêu, bà con cần cung cấp cho cây từng loại phân bón cần thiết với liều lượng phù hợp. Sâu đây, AgriViet xin giới thiệu danh sách các loại phân bón vô cơ nên dùng cho cây hồ tiêu.
Phân ure dùng cho cây hồ tiêu
Lựa chọn phân đạm phù hợp: Trên thị trường có nhiều loại phân đạm như phân ure, phân amoni sunfat, amoni clorua… Tuy nhiên, phân ure được đánh giá là loại phân phù hợp nhất để bón cho cây hồ tiêu.
Công dụng:
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là trên đất chua phèn. Bên cạnh đó, phân ure là loại phân có hàm lượng đạm cao nhất, có khả năng cung cấp lượng đạm cần thiết cho cây hồ tiêu.
Bà con cũng có thể sử dụng phân một cách linh hoạt, vừa bón gốc cho cây hoặc có thể pha loãng và phun trên lá.
Thời kỳ bón phân: Phân ure thường được sử dụng để bón thúc cho cây hồ tiêu
Một số loại phân ure trên thị trường: Ure Phú Mỹ, Ure Cà Mau…
Giá tham khảo: 6.300 – 6.600 VNĐ/kg
Bón phân lân cho cây hồ tiêu
Lựa chọn phân lân phù hợp: Phân lân chế biến có 2 loại là supe lân và phân lân nung chảy. Bà con có thể sử dụng cả hai loại phân này để bón cho cây hồ tiêu.
Công dụng:
Các thành phần trong phân lân tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp của cây hồ tiêu. Bón đủ lân cho hồ tiêu sẽ giúp cây tăng trưởng, sinh trưởng tốt, cây ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao.
Thời kỳ bón phân: Bà con có thể sử dụng phân lân để bón thúc cho cây hồ tiêu
Một số loại phân lân trên thị trường: Supe lân Long Thành, Supe Lân Lâm Thao, Lân Long điển…
Giá tham khảo: 2.100 – 3.400 VNĐ/kg
Phân DAP cho hồ tiêu
Lựa chọn phân DAP: Nếu như không muốn dùng riêng các loại phân đạm và phân lân riêng, bà con có thể sử dụng phân bón phức hợp gồm 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P2O5 (lân).
Công dụng:
DAP là loại phân trung tính, lân trong DAP đều tan nhanh trong nước. Do đó, cây hồ tiêu rất nhanh chóng hấp thu sau khi được bón. Mặc dù giá thành cao hơn các loại phân đơn khác, nhưng khi sử dụng, bà con có thể tiết kiệm được công sức lao động mà vẫn thu được hiệu quả như mong muốn.
Thời kỳ bón phân: Bà con có thể dùng phân để bón thúc và bón lót cho cây hồ tiêu
Một số loại phân Kali Clorua trên thị trường: DAP 60%, DAP 64%…
Giá tham khảo: 10.400 – 11.500 VNĐ/kg
Dùng phân Kali Clorua cho cây hồ tiêu
Lựa chọn phân Kali phù hợp: Trong các loại phân Kali, Kali Clorua rất phù hợp để bón cho cây hồ tiêu
Công dụng:
Phân Kali Clorua có thể bón trên nhiều loại đất nền khác nhau. Phân có tác dụng lớn trong việc hình thành hoa và quả ở cây hồ tiêu. Bón phân Kali Clorua sẽ giúp cây hồ tiêu nâng cao chất lượng cũng như năng suất. Nhờ đó, bà con nông dân sẽ thu được nhiều giá trị kinh tế hơn.
Thời kỳ bón phân: Phân có thể sử dụng trong cả bón lót và bón thúc
Một số loại phân Kali Clorua trên thị trường: Kali Phú Mỹ…
Giá tham khảo: 6.600 VNĐ/kg
Bón phân NPK cho hồ tiêu
Lựa chọn phân NPK: Thay vì sử dụng các loại phân đơn, bà con có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây hồ tiêu
Công dụng:
Phân tổng hợp NPK sẽ giúp cây hồ tiêu phát triển cân đối mà không lo bị thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng nào. Đồng thời, bón NPK sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí và công bón phân thay vì sử dụng các loại phân đơn, riêng lẻ.
Phân NPK sẽ có công dụng tổng hợp trong việc kích thích cây hành ra rễ, tăng năng suất cây trồng và làm tăng độ màu mỡ phì nhiêu cho đất…
Một số loại phân NPK trên thị trường: NPK Văn Điển, NPK Đầu Trâu…
Giá tham khảo: 13.000 – 15.000 VNĐ/kg
Gợi ý liều lượng bón phân vô cơ cho cây hồ tiêu
- Năm 1 (Khi cây tiêu còn non): sử dụng phân hỗn hợp NPK (400 – 500kg/ha) hoặc sử dụng phân đơn (150kg/ ha phân Ure + 70kg/ha phân KCI + 1000kg/ha phân lân)
- Năm 2: Sử dụng phân hỗ hợp NPK (1000 – 12000 kg/ha) hoặc sử dụng phân đơn (350kg/ha phân Ure + 170kg/ha phân KCI + 1000kg/ha phân lân)
- Năm 3: Sử dụng phân hỗn hợp NPK (1600 – 1800 kg/ha) hoặc sử dụng phân đơn (550kg/ha phân Ure + 500kg/ha phân KCI + 1000kg/ha phân lân)
- Năm 4: Sử dụng phân hỗ hợp NPK (2200 – 2500 kg/ha) hoặc sử dụng phân đơn (650kg/ha phân Ure + 600 kg/ha phân KCI + 1000 kg/ha phân lân)
Một số lưu ý trong quá trình bón phân cho cây hồ tiêu
Trong quá trình bón phân cho cây hồ tiêu, bà con nên thực hiện một số lưu ý dưới đây:
- Khi bón phân ở gốc: Trước khi bón, phải làm sạch cỏ, khi bón đất phải đủ ẩm, rải phân lên mặt đất xung quanh tán, dùng cuốc xăm xới nhẹ để lấp phân vào đất. Khi rạch rãnh hoặc xăm xới cần hết sức cẩn thận để không làm đứt rễ tiêu.
- Khi bón phân trên lá: Phun làm nhiều lần để cung cấp thêm các nguyên tố đa vi lượng giúp cây ra hoa quả tập trung, không bị rụng, gié dài, quả to… Ngoài ra, nếu phun trong mùa khô, phải phun ngay sau khi tưới.
Mua các loại phân trên ở đâu?
Bạn đọc có thể đặt mua Một số loại phân bón vô cơ cho hồ tiêu được chuyên gia khuyên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Một số loại phân bón vô cơ cho hồ tiêu được chuyên gia khuyên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Discussion about this post