• Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Home
  • Hợp tác
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
Thứ Bảy, Tháng Chín 23, 2023
  • Login
Agriviet.org
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản
No Result
View All Result
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản
No Result
View All Result
Agriviet.org
No Result
View All Result

TOP 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp được khuyên dùng nhiều nhất

Đậu bắp được trồng khá phổ biến ở nước ta nhờ khí hậu thuận lợi nhưng dù thế thì năng suất và chất lượng cũng vẫn chưa đạt được yêu cầu của nhiều nhà chuyên gia hay người tiêu dùng. Vì bà con vẫn chưa biết cách lựa chọn và sử dụng hợp lí các sản phẩm phân bón vô cơ cho cây đậu bắp. Chính vì thế hôm nay Agriviet xin gửi đến bà con TOP 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay.

Bùi Quang Chính by Bùi Quang Chính
Tháng Mười Hai 26, 2020
in Hướng dẫn trồng trọt, Phân bón, Trồng trọt
0

Vai trò của phân vô cơ cho cây đậu bắp

Cây đậu bắp hiện nay được khá nhiều hộ gia đình cũng như nhiều bà con làm nông trồng trọt. Nhưng theo thống kê thì hầu hết ai ai trồng đậu bắp cũng dễ bị mất mùa hoặc chất lượng đậu bắp còn kém không đạt chất lượng nên giá thành không đáp ứng được vốn đầu tư. Tất cả điều đó cho thấy, ngoài việc bảo vệ cây trồng khỏi những mầm sâu bệnh hại cho đậu bắp mà chúng ta còn phải biết sử dụng các sản phẩm phân bón vô cơ sao cho thích hợp và hiệu quả nhất. Vì theo như các chuyên gia, khi chúng ta sử dụng hợp lí các sản phẩm phân bón vô cơ thì không những giúp cây trồng ra năng suất cao mà chất lượng quả cũng được nâng lên.

TOP 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp được khuyên dùng nhiều nhất

Trên thị trường có quá nhiều các loại phân vô cơ dễ khiến nhiều bà con có thể chọn nhầm dùng cho đậu bắp nhà mình dẫn đến năng suất vẫn bị suy giảm không thay đổi. Vì thế, để giúp bà con có một lựa chọn phân bón phù hợp thì hôm nay Agriviet xin gửi tới bà con các sản phẩm phân bón vô cơ được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Bón phân Đạm cho cây đậu bắp

Thành phần: Có rất nhiều phân đạm hiện nay trên thị trường như Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4, Phân Amoni Clorua NH4Cl, Phân Amoni Nitrat NH4NO3, Phân Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nhưng đối với cây đậu bắp có lẽ sản phẩm Phân Ure CO(NH2)2 được nhiều người khuyên dùng nhất. Bà con có thể mua sản phẩn này ở rất nhiều cửa hàng nông nghiệp hiện nay vì đây là sản phẩm khá phổ biến.

Công dụng tác dụng: Phân Ure CO(NH2)2 có tác dụng:

  • Tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau.
  • Thích hợp trên đất chua phèn.
  • Phân urê được dùng để bón thúc nhằm giúp cây phát triển nhanh, mạnh và quả được tươi tốt.

Thời kì bón: Bón thúc vào các thời kì đầu của cây.

Một số loại trên thị trường: Công ty TNHH SX – TM và DV Nông Tiến, Doanh nghiệp tư nhân Việt nga,…

Giá tham khảo: Đạm Ure khoảng 6.000đ-6.800đ/kg.

Phân DAP cho cây đậu bắp

Thành phần: Phân DAP là hỗn hợp của phân đạm và phân lân thường tương ứng theo tỷ lệ 8% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5). Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu nhiều loại cây trồng hơn thì phân DAP còn có dạng tỷ lệ 21% đạm và 53% lân. Phân nà khá phổ biến nên bà con có thể dễ dàng tìm mua ở các ở hàng nông nghiệp.

Công dụng tác dụng: Phân DAp mang lại 6 lợi ích cho cây đậu bắp như sau:

  • Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng.
  • Giúp sản lượng và chất lượng quả tăng cao.
  • Chậm quá trình tan trong nước, tránh bị rửa trôi gây tổn thất.
  • Phù hợp cho các loại cây trồng và các loại đất khác nhau.
  • Hạn chế sâu bệnh hoành hành.
  • Sử dụng làm nguyên liệu cho phân bón hỗn hợp NPK.

Thời kì bón: Nằm trong thời gian bón thúc cây đậu bắp.

Một số loại trên thị trường: Doanh nghiệp tư nhân Việt nga, Công ty TNHH MTV VTNN Đất Phù Sa,…

Giá tham khảo: Liên hệ

Dùng phân bón NPK cho cây đậu bắp

Thành phần: Phân NPK là tổng hợp từ các loại phân lân, phân đạm, phân kali và có kết hợp thêm một số loại vi lượng có ích khác. Đây là sản phẩm phân bón khá phổ biến hiện nay nên trên thị trường bà con có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng hay trong siêu thị nông nghiệp.

Công dụng tác dụng: Phân NPK với sự kết hợp từ nhiều loại phân bón có ích đã tạo ra 4 lợi ích chính cho cây đậu bắp như:

  • Kết hợp với đạm Lân và Kali bổ sung một cách toàn diện nhất để cây có thể sinh trưởng ổn định khỏe mạnh để gia tăng năng suất.
  • Tổng hợp đường bột và xenlulozơ giúp cho cây có thể tăng độ ngọt, cải thiện màu sắc của quả được bắt mắt nhất.
  • Gia tăng thêm sức đề kháng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt giúp cây có thể giữ được sự ổn định trong quá trình phát triển.
  • Giúp cho đất được cải thiện độ phì nhiêu ở mức độ tốt nhất điều này sẽ giúp cho bà con có thể dễ dàng trong việc canh tác.

Thời điểm bón: Dùng để bón thúc đẩy quá trình phát triển của cây

Một số loại trên thị trường: Công ty TNHH Một Thành Viên TM -DV và SX Phân Bón Sinh Học Trúng Mùa,…

Giá tham khảo: Liên hệ

Những thời điểm nên bón phân vô cơ cho cây đậu bắp

  • Bón lót bằng phân chuồng với lượng 15-20 tấn trên 1.000m2 cùng kết hợp với các sản phẩm vi sinh để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất.
  • Bón thúc lần 1: Sau trồng 7-10 ngày, sử dụng phân Đạm với liều lượng 15-20 kg trên 1.000m2. Phương pháp: Bón xung quanh, cách gốc 10 cm hoặc pha loãng tưới.
  • Bón thúc lần 2: Sau trồng 25 ngày, sử dụng  NPK (20-20-15) với liều lượng: 50-100 kg trên 1.000m2. Phương pháp: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.
  • Bón thúc lần 3: Cách lần 2 khoảng 15 ngày,  sử dụng  NPK (20-20-15) với liều lượng: 90-140kg trên 1.000m2. Phương pháp: rãi phân giữa hai hàng, cách gốc 20 cm.
  • Bón thúc lần 4: Cách lần ba 15 ngày, sử dụng  NPK (20-20-15) với liều lượng: 45-90 kg trên 1.000m2. Phương pháp: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.

Phương pháp bón để cây đậu bắp đạt năng suất cao

  • Bón phân đúng định lượng và quá trình bón hợp lí để giúp cây không bị thừa chất này thiếu chất kia.
  • Tiến hành xử lý đất bằng vôi bột: Rải đều vôi lên mặt luống với liều lượng 250-500 kg trên 1000m2. Trộn đều vôi trước khi bón lót khoảng 10 ngày.
  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ các loại thực vật xung quanh gốc cây trồng để tránh chúng hấp thu dinh dưỡng của cây.
  • Xem kĩ hướng dẫn trước khi dùng để tránh trường hợp ngoài mong muốn.

Mua TOP 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp được khuyên dùng nhiều nhất ở đâu?

Bạn có thể đặt mua TOP 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp được khuyên dùng nhiều nhất ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc gần hoặc tiện nhất. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian ra ngoài thì cũng có thể yên tâm đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín của Agriviet như agriviet.org/shop

—

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin tổng quan về 3 sản phẩm bón phân vô cơ cho cây đậu bắp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa. Muốn tìm hiểu và biết thêm thông tin về nông nghiệp khác thì bạn có thể tham khảo tại website agriviet.org.

Previous Post

VẸT ĐẦU HỒNG – Psittacula roseata juneae ĐỘNG VẬT RỪNG

Next Post

VẸT ĐẦU XÁM – Psittacula himalayana finschii ĐỘNG VẬT RỪNG

Next Post
VẸT ĐẦU XÁM

VẸT ĐẦU XÁM - Psittacula himalayana finschii ĐỘNG VẬT RỪNG

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

GIỚI THIỆU

Agriviet.org

Agriviet.org là một Startup trong lĩnh vực Nông nghiệp. Chúng tôi mong muốn đặt nền móng số hoá cơ sở dữ liệu. Cung cấp thông tin nông nghiệp (chính xác, hữu ích và cập nhật) cho hàng triệu người. Tiến tới việc chuyển đổi số Nông nghiệp và hơn thế
XEM THÊM »

KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI

THÔNG TIN

  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Hợp tác
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh vật nuôi
  • Chăn nuôi
  • Doanh nghiệp
  • Động vật rừng
  • Giống cây trồng
  • Giống vật nuôi
  • Hướng dẫn chăn nuôi
  • Hướng dẫn trồng trọt
  • Phân bón
  • Sâu bệnh
  • Thị trường
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Thực vật rừng
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Thuốc thú y
  • Thuốc thủy sản
  • Trồng trọt
  • Uncategorized
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Home
  • Hợp tác
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng

© 2023 Agriviet.org

No Result
View All Result
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản

© 2023 Agriviet.org

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In