Agriviet.org
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Agriviet.org
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Chi tiết các loài sâu gây hại ở hồ tiêu thường gặp

Sâu bệnh có thể tấn công hồ tiêu bất kỳ thời điểm nào dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế cho người trồng. Để giảm thiệt hại do sâu bệnh bà con hãy tìm hiểu về sâu gây hại ở hồ tiêu thông qua bài viết dưới đây nhé

Ngọc Khuê bởi Ngọc Khuê
Tháng Mười Hai 10, 2020
in Sâu bệnh, Thuốc bảo vệ thực vật, Trồng trọt
Reading Time: 7 mins read
0
thuốc trừ nhện đỏ trên hồ tiêu

thuốc trừ nhện đỏ trên hồ tiêu

10
Lượt chia sẻ
190
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục nội dung

  1. Sâu hại hồ tiêu
  2. Điểm danh các loại sâu hại thường gặp trên hồ tiêu
    1. 1. Tuyến trùng tấn công hồ tiêu
    2. 2. Rệp sáp hại hồ tiêu
    3. 3. Rầy xanh trên cây hồ tiêu 
    4. 4. Nhện đỏ ở hồ tiêu
    5. 5. Rệp vảy xanh hại hồ tiêu
  3. Một số biện pháp phòng trừ sâu hại cho cây hồ tiêu

Sâu hại hồ tiêu

Sâu là đối tượng phổ biến trên khắp các vườn hồ tiêu. Chúng có thể chỉ gây hại nhẹ làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng quả nhưng cũng có thể gây chết cây nêu người trồng không hiểu và kịp thời xử lý. Hiểu được điều đó các kỹ sư nông nghiệp của AgriViet đã tổng hợp lại ác loại sâu hại thường gặp trên hồ tiêu trong bài viết dưới đây

Điểm danh các loại sâu hại thường gặp trên hồ tiêu

1. Tuyến trùng tấn công hồ tiêu

Tuyến trùng thuộc nhóm sâu hại gây hại nguy hiểm nhất cho hồ tiêu. Do tuyến trùng là một loại giun sống trong đất, có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên việc phát hiện ra chúng trở nên rất khó khăn. Chỉ khi cây biểu hiện lên thân lá lúc đó chúng ta mới đi tìm nguyên nhân và lúc này xử lý tuyến trùng đã trở nên muộn, cây khó hồi phục lại hoàn toàn

Đặc điểm gây hại

Tuyến trùng có các dạng nội ký sinh hoặc ngoại ký sinh tùy theo vị trí chúng phân bố. Có thể chúng nằm hoàn toàn trong rễ cây hoặc 1 phần đầu chu vào rễ để gây hại. Dù là dạng nào chúng cũng gây ra các u sần trên rễ và làm các rễ cây hồ tiêu bị ngắn lại, kém phát triển. Do rễ bị phá hoại nên con đường lấy chất dinh dưỡng lên cho cây bị chặn, khi đó các cây bị nhiễm tuyến trùng sẽ phát triển chậm lại, còi cọc, kém ra hoa, đậu quả. Trường hợp cây nhiễm tuyến trùng nặng sẽ dẫn tới vàng úa lá và có thể bị chết

Một số thuốc BVTV có khả năng phòng trừ tuyến trùng cho hồ tiêu: Makeno 10GR, Bionema 80WP, Agassi 36EC, Kajio 1GR, Nimitz 480EC

2. Rệp sáp hại hồ tiêu

Rệp sáp không chỉ gây hại cho bộ phận trên mặt đất mà có thể gây hại cho cả gốc hồ tiêu

Đặc điểm hình thái của rệp sáp

  • Rệp sáp có cơ thể hình oval, thân mình được phủ bởi một lớp bột sáp màu trắng; khi cạo lớp sáp đi bên trong cơ thể chúng màu vàng
  • Rệp thường sống tập trung thành từng cụm, di chuyển chậm chạp
  • Rệp sáp có thể cộng sinh cùng một số loại kiến hoặc nấm bồ hóng

Đặc điểm gây hại

  • Rệp sinh trưởng nhanh, đẻ khỏe nên số lượng nhân đàn rất nhanh
  • Chúng tập trung tấn công lá, chùm quả và rễ cây hồ tiêu chích hút nhựa của cây làm cây trở nên cằn cỗi, kém phát triển. Nguy hiểm nhất là khi rệp sáp tấn công rễ, chúng tạo thành một tập đoàn rệp bám kín tên tất cả bộ rễ của hồ tiêu, tới khi biểu hiện lá cây vàng, có khả năng dẫn đến chết cây thì lúc này khó có thể xử lý để phục hồi lại cây được nữa

Thuốc BVTV dùng để phòng trừ rệp sáp hữu hiệu cho hồ tiêu: Susupes 1.9EC, Tungmectin 1.9EC, Dibaroten 5WP, Dibonin 5WP, TKS-Nakisi WP

3. Rầy xanh trên cây hồ tiêu 

Đặc điểm hình thái:

  • Rầy xanh non có 5 tuổi, có hình dáng giống rầy trưởng thành nhưng không có cánh. Khi mới nở rầy có màu trắng trong suốt, dài khoảng 1mm. Rầy ở các tuổi lớn hơn cơ thể chuyển dần sang màu xanh
  • Rầy trưởng thành cơ thể màu xanh lá mạ, đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ, cánh trong mờ, xếp úp hình mái nhà.

Khả năng gây hại

Rầy xanh thường lẩn trốn ở mặt dưới lá cây để tránh anh sáng trực xạ. Cả rầy non và trưởng thành đều hút nhựa tại các vị trí gân lá làm cho các lá non xoăn lại, màu hợi vàng, cháy rìa lá; Mật độ rầy cao sẽ làm cây kém phát triển, lá, hoa và trái non hồ tiêu rụng. Ngoài ra, rầy xanh còn là nguyên nhân lây truyền virus cho hồ tiêu

Một số thuốc BVTV xử lý rầy xanh hại hồ tiêu: Dibonin 5WP, Dibaroten 5WP, Apromip 25WP

4. Nhện đỏ ở hồ tiêu

Nhện đỏ là loại khó trị và tấn công trên nhiều loại cây trồng không chỉ cây hồ tiêu

Đặc điểm nhận diện nhện đỏ

  • Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ. Ngoài thực tế rất khó phát hiện nhện đỏ nếu không quan sát kỹ mặt dưới lá cây
  • Nhện đỏ trưởng thành có 8 chân, cơ thể hình oval, màu đỏ; Nhện non thường có 6 chân, màu cơ thể nhạt hơn. Chúng thường sống tập trung tại các lá già, lá bánh tẻ để gây hại
  • Trên bề mặt nơi nhện sinh sống có thể xuất hiện lớp màng tơ nhện mỏng, là nơi nhện đẻ trứng. Ngoài ra, khi nhìn mặt dưới lá nơi nhện đang gây hại sẽ thấy màu lá bạc đi do lớp bụi từ xác nhện lột để lại

Đặc điểm gây hại

  • Nhện chích hút nhựa làm cây tiêu nhìn khô cằn, kém phát triển; các lá có mật độ nhện lớn thường màu bạc và dễ rụng
  • Khi thời tiết nóng khô, nhện sẽ bùng phát số lượng cực nhanh và có thể gây rụng lá tiêu hàng loạt từ đó gây ảnh hưởng năng suất, chất lượng quả tiêu

Thuốc BVTV phòng trừ nhện đỏ hại tiêu: Etimex 2.6EC, Newtime 700WP, Dầu khoáng DS 98.8EC, Dibaroten 5WP, Azimex 40EC

5. Rệp vảy xanh hại hồ tiêu

Rệp vảy xanh gây hại trên nhiều loại cây công nghiệp như hồ tiêu, chè, cà phê

Đặc điểm hình thái: Rệp vảy xanh có kích thước dài khoảng 2-3mm, hình chữ nhật bo góc, màu xanh vàng, mình mềm

Khả năng gây hại: Rệp vảy xanh thường tấn công vào phần thân và lá của hồ tiêu. Chúng có khả năng bám rất chặt và hút nhựa hồ tiêu tại vị trí đó. Các cây bị rệp vảy xanh tấn công sinh trưởng phát triển sẽ chậm hơn và thường cho năng suất, chất lượng quả kém

Thuốc trừ rệp vảy xanh bà con có thể tham khảo: TP – Thần Điền 78S, Dibaroten 5WP, Dibonin 5WP

Một số biện pháp phòng trừ sâu hại cho cây hồ tiêu

  • Dọn sạch tàn dư, cỏ dại trong vườn hồ tiêu, đặc biệt là đầu mỗi mùa mưa
  • Dùng giống sạch bệnh để giảm nguy cơ tồn tại mầm sâu hại từ đầu vụ
  • Thường xuyên cắt tỉa cành nhánh nhất là khu vực gần mặt đất tạo thoáng cho trụ tiêu
  • Bón phân cân đối nhằm tạo sức khỏe tốt cho cây tiêu chống lại sâu hại

—

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Chi tiết các loài sâu gây hại ở hồ tiêu thường gặp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Chia sẻ4Tweet3
Trước đó

Danh sách 3 sản phẩm thuốc trừ sâu ăn lá ở hoa cây cảnh uy tín trên thị trường hiện nay

Tiếp theo

Gợi ý 4 sản phẩm thuốc trừ rệp vảy xanh ở hồ tiêu hiệu quả trong năm 2020

Ngọc Khuê

Ngọc Khuê

Đang làm việc tại agriviet.org - Chuyển đổi số Nông Nghiệp

Xem thêm Nội dung

Hướng dẫn trồng trọt

Top 5 loại giá thể trồng sen đá được đánh giá cao nhất trên thị trường hiện nay

Tháng Tư 7, 2022
có nên trồng sen đá bằng đất thịt
Hướng dẫn trồng trọt

Có nên trồng sen đá bằng đất thịt hay đất thường?

Tháng Ba 30, 2022
cách trộn giá thể cho sen đá xứ nóng và xứ lạnh
Hướng dẫn trồng trọt

Gợi ý công thức trộn giá thể trồng sen đá chuyên dùng cho xứ nóng và xứ lạnh

Tháng Ba 30, 2022
xử lý giá thể trồng lan từ vỏ thông
Hướng dẫn trồng trọt

Hướng dẫn xử lý giá thể trồng lan từ vỏ thông đạt chất lượng như hàng nhập khẩu

Tháng Ba 29, 2022
xử lý giá thể trồng lan kiếm
Hướng dẫn trồng trọt

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan kiếm

Tháng Ba 11, 2022
hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan dendro
Hướng dẫn trồng trọt

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan dendro

Tháng Ba 10, 2022
Tiếp theo
Thuốc trừ rệp vảy xanh ở hồ tiêu

Gợi ý 4 sản phẩm thuốc trừ rệp vảy xanh ở hồ tiêu hiệu quả trong năm 2020

bệnh hại trên cây hoa cúc

5 bệnh hại trên cây hoa cúc người trồng nên biết

Discussion about this post

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Mới nhất

  • Top 5 loại giá thể trồng sen đá được đánh giá cao nhất trên thị trường hiện nay
  • Có nên trồng sen đá bằng đất thịt hay đất thường?
  • Gợi ý công thức trộn giá thể trồng sen đá chuyên dùng cho xứ nóng và xứ lạnh
  • Hướng dẫn xử lý giá thể trồng lan từ vỏ thông đạt chất lượng như hàng nhập khẩu
  • Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan kiếm
  • Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan dendro
  • Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan hồ điệp
  • Vì sao nên dùng giá thể siêu nhẹ trồng cây?
  • Gợi ý cách tự trộn giá thể trồng sen đá chuẩn nhà vườn
  • Top 5 nguyên liệu tốt nhất dùng làm giá thể sen đá, xương rồng

GIỚI THIỆU

Agriviet.org

Agriviet.org là một Startup trong lĩnh vực Nông nghiệp. Chúng tôi mong muốn đặt nền móng số hoá cơ sở dữ liệu. Cung cấp thông tin nông nghiệp (chính xác, hữu ích và cập nhật) cho hàng triệu người. Tiến tới việc chuyển đổi số Nông nghiệp và hơn thế
XEM THÊM »

THÔNG TIN

  • Chính sách bảo mật
  • Cửa hàng Nông Nghiệp
  • Danh sách cửa hàng
  • Dashboard
  • Giỏ hàng
  • Giới thiệu
  • Hợp tác
  • Liên hệ
  • Tài khoản
  • Thanh toán
  • Theo dõi đơn hàng
  • Tuyển dụng

CHUYÊN MỤC

  • Bệnh vật nuôi
  • Chăn nuôi
  • Doanh nghiệp
  • Động vật rừng
  • Giống cây trồng
  • Giống vật nuôi
  • Hướng dẫn chăn nuôi
  • Hướng dẫn trồng trọt
  • Phân bón
  • Sâu bệnh
  • Thị trường
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Thực vật rừng
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Thuốc thú y
  • Thuốc thủy sản
  • Trồng trọt
  • Uncategorized

LIÊN HỆ

Hà Nội: Số 19, liền kề 13, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội, Vietnam (Xem bản đồ)

Hồ Chí Minh: 91 Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, Vietnam (Xem bản đồ)

agriviet.org@gmail.com

KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI

DMCA.com Protection Status Giấy phép Creative Commons Giấy phép Creative Commons © 2020 Bản quyền nội dung Agriviet.org - All right reserved. Vận hành bởi ABER INVEST ., JSC MST: 0109053923

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home
  • Trồng trọt
    • Hướng dẫn trồng trọt
    • Giống cây trồng
    • Phân bón
    • Sâu bệnh
    • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Chăn nuôi
    • Hướng dẫn chăn nuôi
    • Giống vật nuôi
    • Thức ăn chăn nuôi
    • Bệnh vật nuôi
    • Thuốc thú y
  • Doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Giá nông sản

DMCA.com Protection Status Giấy phép Creative Commons Giấy phép Creative Commons © 2020 Bản quyền nội dung Agriviet.org - All right reserved. Vận hành bởi ABER INVEST ., JSC MST: 0109053923